Thân thế Feodora Karola xứ Sachsen-Meiningen

Feodora Karola là người con cả của Friedrich Johann xứ Sachsen-Meiningen, con trai thứ của Georg II xứ Sachsen-MeiningenAdelheid xứ Lippe-Biesterfeld, con gái của Ernst xứ Lippe-BiesterfeldKaroline xứ Wartensleben.[2][1]

Hôn nhân

Feodora Karola xứ Sachsen-Meiningen, Đại Công tước phu nhân xứ Sachsen-Weimar-Eisenach.

Trong chuyến thăm mùa hè tới cung điện Wilhelmshöhe, Feodora đã bị người họ hàng là Hoàng đế Wilhelm II của Đức[lower-alpha 1] thúc giục kết hôn với Wilhelm Ernst I xứ Sachsen-Weimar-Eisenach đang ở góa.[3] Wilhelm Ernst đã phục vụ trong lực lượng pháo binh Phổ trong khoảng thời gian đó.[3] Tuy nhiên, bất chấp là người có công tác hợp, Hoàng đế Wilhelm đã từ chối tham dự đám cưới. Điều này gây ra nhiều đồn đoán vì vợ chồng Hoàng đế rất thân thiết với Đại Công tước.[4] Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do sự thù địch giữa Wilhelm II và ông nội của Feodora là Georg II xứ Sachsen-Meiningen, người đã có một cuộc hôn nhân không đăng đối với Ellen Franz, dẫn đến gây đã làm mất lòng nhiều người, trong đó có Wilhelm II.[4] Georg là người cai trị đương thời duy nhất của một lãnh thổ thuộc Đức chưa bao giờ đến thăm Hoàng đế khi Wilhelm II lên ngôi vào năm 1888, và cũng chưa bao giờ tiếp đón bất kỳ vị khách hoàng gia Đức nào tại triều đình của mình.[4] Sự phản đối của Wilhelm thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn khi Hoàng đế đã cho phép người em họ Friedrich Wilhelm Viktor của Phổ kết hôn với một quý tộc có địa vị thấp hơn nhiều là Agatha xứ Hohenlohe-Schillingsfürst, đặc biệt hơn là khi cuộc hôn nhân giữa Friedrich Wilhelm Viktor và Agatha lại nghịch với quy định nghiêm ngặt của Vương tộc Hohenzollern.[5]

Việc Hoàng đế Wilhelm II tẩy chay đám cưới đã gây phẫn nộ mạnh mẽ ở Sachsen-Meiningen đến nỗi, khi báo chí đưa tin rằng Wilhelm II sẽ không tham dự đám cưới, cung điện đã chính thức tuyên bố rằng Hoàng đế Wilhelm II không hề được mời đến hôn lễ.[5]

Ngày 14 tháng 1 năm 1910 tại Meiningen, Feodora kết hôn với Wilhelm Ernst.[2] Feodora là vợ thứ hai của Wilhelm Ernst (người vợ đầu tiên là Caroline Reuß xứ Grei, qua đời chỉ 18 tháng sau khi kết hôn và cũng không có con với Wilhelm Ernst).[6] Cuộc hôn nhân đầu tiên của Wilhelm Ernst không hạnh phúc vì Caroline không thích triều đình Weimar, thậm chí là đã trốn sang Thụy Sĩ. Sau khi được thuyết phục trở lại triều đình, cái chết của Caroline ngay sau đó được một số người cho là do tự sát.[6]

Đời sống cung đình

Chồng của Feodora, Wilhelm Ernst I xứ Sachsen-Weimar-Eisenach.

Tuy nhiên, Feodora cũng có đời sống hôn nhân không hạnh phúc; Triều đình Weimar thường được coi là một trong những nơi ngột ngạt và trọng lễ nghi nhất ở Đức.[6] Một nguồn đã kể lại rằng:

It envelops royalty there in a species of captivity, and while the grand duke lends thereto and is too conservative to admit of any change, it crushes with its trammels the more spirited members of the family.

"Triều đình ấy vây quanh các thành viên vương thất như một hình thức giam cầm, và trong khi Đại Công tước vẫn duy trì điều đó và quá bảo thủ để chấp nhận bất kỳ thay đổi nào, nó nghiền nát những thành viên có tâm hồn tự do hơn".[6]

Feodora không hạnh phúc trong không khí ngột ngạt của triều đình. Khi được 23 tuổi, có thông tin rò rỉ rằng Công tước phu nhân đang ở viện điều dưỡng để chăm sóc sức khỏe.[6] Bà Đại Công tước đã mắc phải một cơn bệnh sởi và sốt ban đỏ nghiêm trọng khi đến thăm một bệnh viện tâm thần do Feodora thành lập. Sự quan tâm ngày càng lớn của Feodora đối với bệnh viện đặc biệt này được cho là do Feodora không hạnh phúc tại triều đình và sự quan tâm này được coi là cách Feodora tìm kiếm lối thoát cho bản thân.[6] Những nguyên tắc xã giao cực đoan cũng tạo nên khoảng cách giữa Feodora với chồng và các con. Mặc dù có các ghi nhận rằng Wilhelm Ernst không quá khắc nghiệt, nhưng một nguồn tin đã thuật về ngài Đại Công tước như sau:

"One of the wealthiest sovereigns in Europe; stolid, well-behaved, imbued with great pride of race, and a strict sense of what is due to the anointed of the Lord. He is also one of the most severely respected and proper of German rulers...the Grand Duke is very dull, and his court and environment reflect his character in this respect to such a point that Weimar has become the dreariest capital in Europe".

"Một trong những vị quân chủ giàu có nhất ở châu Âu; điềm tĩnh, hành xử đúng mực, thấm nhuần niềm tự hào về chủng tộc và rất coi trọng về việc được Chúa xức dầu. Ông cũng là một trong những vị quân chủ Đức được kính trọng và đứng đắn nhất... Đại Công tước lại là người rất buồn tẻ, triều đình và môi trường cũng phản ánh khía cạnh của ông đến mức Weimar đã trở thành thủ đô buồn tẻ nhất ở châu Âu".[6]

Feodora rất được tầng lớp trung lưu và hạ lưu ở Weimar yêu mến; điều này phần lớn là do sự duyên dáng và lòng tốt của Bà Đại Công tước đối với người nghèo khổ và những người gặp khó khăn.[6]

Cuộc sống sau này

Ngày 9 tháng 11 năm 1918, Wilhelm Ernst — cùng với các quân chủ Đức còn lại sau thất bại của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất — buộc phải thoái vị. Wilhelm Ernst do đó buộc phải từ bỏ ngai vàng và tất cả đất đai và cùng gia đình bỏ trốn đến điền trang riêng của gia đình ở Silesia, nơi cựu Đại Công tước qua đời 4 năm sau đó. Feodora qua đời vào ngày 12 tháng 3 năm 1972 tại Freiburg im Breisgau, Đức, thọ 81 tuổi.[2]

Con cái

Feodora và chồng có bốn người con:

TênSinhCái chếtGhi chú
Đại Công nữ Sophie Luise20 tháng 3 năm 191121 tháng 11 năm 1988Kết hôn với Friedrich Günther xứ Schwarzburg; cuộc hôn nhân kết thúc bằng việc ly hôn chưa đầy một năm sau đó. Cả hai không có con chung.
Đại Công thế tử Karl August Wilhelm28 tháng 7 năm 1912 [7]14 tháng 10 năm 1988Kết hôn với Elisabeth von Wangenheim-Winterstein và có hậu duệ.
Công tử Bernhard3 tháng 3 năm 191723 tháng 3 năm 1986Có con gái là Đại Công tôn nữ Katharina xứ Sachsen-Weimar-Eisenach (sinh ngày 30 tháng 11 năm 1943), kết hôn với Thân vương tử Emanuel Joseph xứ Hohenzollern-Emden, con trai của Franz Joseph xứ Hohenzollern-Emden, vào ngày 25 tháng 5 năm 1968 (ly hôn năm 1985).
Công tử Georg24 tháng 11 năm 192111 tháng 3 năm 2011Đổi tên thành Jörg Brena vào năm 1953 và từ bỏ quyền kế vị.